• Điện Thoại Android
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Điện Thoại Android
  • Trang chủ
  • Thủ thuật Android
  • Điện thoại Android
  • Mẹo Android
  • Tin công nghệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thủ thuật Android
  • Điện thoại Android
  • Mẹo Android
  • Tin công nghệ
No Result
View All Result
Điện Thoại Android
No Result
View All Result

Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Root điện thoại là gì?

by admin
26/01/2021
in Mẹo Android
0
Có nên Root điện thoại không?

Thuật ngữ root điện thoại có lẽ không quá xa lạ với những người dùng yêu thích tìm tòi, khám phá thiết bị công nghệ. Việc root điện thoại Android sẽ giúp tăng hiệu năng sử dụng thiết bị, tuy nhiên người dùng cũng cần chuẩn bị tâm lý trước những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Trước khi thực hiện, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về “Root điện thoại là gì?” trước nhé!

Root điện thoại là gì?

Khi root điện thoại Android đồng nghĩa với việc bạn đang giành quyền kiểm soát hoàn toàn hệ thống trên thiết bị, bằng cách tùy chỉnh cài đặt vượt qua rào cản bảo mật cao từ nhà sản xuất.​​ Việc root điện thoại sẽ cho phép bạn can thiệp sâu vào những tính năng quản lý cài đặt của nhà sản xuất.

Root điện thoại là gì?

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

  • Gỡ bỏ các ứng dụng mặc định không cần thiết nhưng không thể gỡ bỏ theo cách thông thường như các ứng dụng khác nếu như chưa root máy.
  • Cho phép người dùng thay đổi giao diện người dùng trên điện thoại bằng những icon hoặc phông chữ theo ý thích. 
  • Giúp tăng tốc độ, hiệu suất hoạt động trên máy. 
  • Chặn các quảng cáo phiền toái khi bạn lướt web hoặc sử dụng các ứng dụng, chơi game.

Ưu điểm

 

Nhược điểm

  • Sau khi tiến hành root máy, điện thoại Android của bạn sẽ mất chế độ bảo hành.
  • Root máy sẽ khiến thiết bị có nguy cơ dễ bị tấn công hơn, hoặc bị đánh cắp các thông tin cá nhân, tài khoản quan trọng. 
  • Nếu máy cài bản ROM không tốt sẽ khiến điện thoại có thể bị chạy chậm hoặc đơ.
  • Với những người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm và am hiểu root điện thoại là gì? thì sẽ có nguy cơ khiến điện thoại không thể sử dụng được nếu trong quá trình root máy bị lỗi, sự cố. 

Root điện thoại để làm gì?

Tác dụng của root điện thoại có thể nhằm điều chỉnh xung nhịp và điện thế cho CPU. Từ đó điều chỉnh tăng tốc độ xử lý hoặc tiết kiệm năng lượng, bổ sung các tính năng mới mà trong chế độ mặc định của máy không được hỗ trợ. 

Root điện thoại để làm gì?

Đồng thời sau khi tiến hành root máy, bạn cũng có thể gỡ những ứng dụng được cài đặt sẵn trên smartphone bởi nhà sản xuất nhưng bạn không dùng tới, nhằm giải phóng dung lượng bộ nhớ, cải thiện tốc độ. Nếu sau khi root máy và bạn có thể cài thêm 1 bản Rom khác, thay thế cho bản cài đặt sẵn nhằm tăng dung lượng bộ nhớ và hiệu suất hoạt động của thiết bị.

Có nên Root điện thoại không?

Lựa chọn có nên root điện thoại Android không tùy thuộc và nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của bạn. Với những người có nhu cầu sử dụng cơ bản thì những ứng dụng do nhà sản xuất cung cấp cũng đã đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng, nên việc root máy là không cần thiết. Còn với những người thích tìm hiểu, khám phá và biết về các root máy thì có thể tham khảo thực hiện.

 Có nên Root điện thoại không?

Tuy nhiên, cần lưu ý việc root điện thoại Android thường không được các hãng sản xuất điện thoại khuyến khích, trừ khi bạn thực sự biết về kỹ thuật và nắm chắc cách root máy. Bên cạnh cách root thiết bị, bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp từ các phần mềm root Android của một bên thứ 3 với các tùy chỉnh mong muốn. 

Cần lưu ý gì khi Root điện thoại?

  • Sau khi root điện thoại sẽ mất hiệu lực chế độ bảo hành thiết bị. Cho nên nếu không phải trường hợp bắt buộc thì không nên root máy để tránh mất quyền lợi bảo hành từ nhà sản xuất. 
  • Vấn đề bảo mật cũng là mối lưu tâm hàng đầu khi lựa chọn root thiết bị. Sau khi root, thiết bị có thể xuất hiện các lỗ hổng bảo mật, dễ bị mất thông tin hơn. Đặc biệt với những người đang sử dụng thanh toán bằng Ví Google (Google Wallet) nếu dùng trên một thiết bị đã root.
  • Hiện tượng “Brick” nếu root thiết bị không thành công, khiến thiết bị mất hết các tính năng cơ bản như nghe, gọi… và nhiều tính năng thông minh khác. 

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về việc root điện thoại là gì? Đánh giá ưu, nhược điểm, cũng như các lưu ý cần cân nhắc trước khi thực hiện thao tác này. Nếu người dùng đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc muốn root điện thoại Android thì có thể tham khảo các thông tin trên trước khi lựa chọn thực hiện nhé!

Previous Post

Samsung Galaxy S21 có mấy phiên bản: Chi tiết cấu hình các phiên bản

Next Post

Tổng hợp phần mềm root Android tốt nhất cả trên điện thoại và máy tính

Next Post

Tổng hợp phần mềm root Android tốt nhất cả trên điện thoại và máy tính

No Result
View All Result

Sơ đồ Website

  • Bệnh viện Android
    • lỗi màn hình
  • Chipset
  • Chưa được phân loại
  • Điện thoại Android
  • Game – App
  • Mẹo Android
  • Thủ thuật Android
  • Tin công nghệ

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Chuyên mục quan tâm

  • Thủ thuật Android
  • Điện thoại Android
  • Liên hệ
  • Giới thiệu

Tin nổi bật nhất

Samsung Galaxy S21 FE khi nào ra mắt tại Việt Nam Samsung Galaxy S22 giá bao nhiêu? Galaxy S22 bao giờ ra mắt?
  • Điện Thoại Android
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Điện Thoại Android
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.